Những đặc sản vùng miền nơi tuyến đường sắt ông Kim Jong-un đi qua

Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều theo đường tàu, ông  Kim Jong-un sẽ đi quãng đường hơn 4000 km với nhiều đặc sản vùng miền thơm ngon.

Mì lạnh Đan Đông

Đan Đông là thành phố thuộc phía Bắc Trung Quốc, nơi đây thu hút lượng khách du lịch lớn bởi những hương vị ẩm thực độc đáo. Ẩm thực nơi đây chịu ảnh hưởng từ các món ăn nguồn gốc Triều Tiên và mỳ lạnh là món cực kỳ phổ biến.

Năm 2018, món ăn này nổi lên nhanh chóng khi Chủ tịch Kim Jong-un mang theo món ăn này từ Bình Nhưỡng đến tặng cho Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều.

Ảnh minh họa

Mì lạnh (hay còn gọi là Naengmyeon hay hangul) sử dụng bột sắn dây hoặc kiều mạch để sản xuất. Mỳ thường được ướp đá, ăn kèm với thịt bò lạnh, rau sống hoặc một vài lát lê. Thông thường, người dân nơi đây thường ăn kèm mỳ lạnh với  mù tạt hoặc giấm.

Vịt quay Quảng Đông

Người Quảng Đông rất tự hào về món ăn đặc sản vịt quay Quảng Đông này. Món ăn được chế biến vô cùng cầu kỳ đòi hỏi sự khéo léo cũng như tinh tế của người chế biến. Thông thường, để làm nên hương vị chuẩn của vịt quay, thay vì môt phanh bụng, người ta khoét một lỗ nhỏ lấy nội tạng, tẩm ướp gia vị và nướng giúp thịt vịt luôn thơm ngon, đậm vị.

Người Qaủng Châu lựa chọn vịt to, béo với da mỏng ướp cùng đường, giấm đỏ, ngũ vị hương,… cho gia vị ngấm đều. Vịt được quay trên cây và người quay phải liên tục xoay để vịt chín đều. Để thịt được chín, cần cho nước vào trong bụng, khi nước sôi sẽ giúp thịt chín từ bên trong.

Ảnh minh họa

Thit được cắt thành miếng nhỏ ăn kèm rau sống. Phần xương vịt thường sử dụng để nấu súp rất thơm ngon. Du khách có thể chấm kèm với đậu xị hoặc chấm cùng xì dầu trộn cùng dầu mè và tỏi nghiền.

Mì bằng hữu Nam Ninh

Nam Ninh là tỉnh thành nằm sát biên giới Việt Nam với món mỳ bằng hữu rất nổi tiếng. Món ăn này có lịch sử hình thành hàng trăm năm và rất quen thuộc với người dân địa phương cũng như nhiều du khách Việt Nam. Bạn có thể bắt gặp nhiều quán bán món ăn này, hầu hết chúng đều có hương vị chung rất đậm đà. Món ăn này bao gồm các nguyên liệu là hạt tiêu, thịt bò băm, tỏi băm, xì dầu, măng chua, ớt,…. Thông thường, người Nam Ninh sử dụng món ăn này làm món khai vị.

Ảnh minh họa

Đến Nam Ninh, nhất định bạn phải thử qua món mì bằng hữu nổi tiếng ở thành phố này. Đây là một món ăn truyền thống có lịch sử hàng trăm năm, trở nên gần gũi và quen thuộc với người dân địa phương. Du khách có thể bắt gặp rất nhiều quán bán món mì bằng hữu ở Nam Ninh. Món ăn bao gồm: mì sợi, xì dầu, ớt, măng chua, tỏi băm, bột tiêu, thịt bò băm… Món mì này thường được dùng làm món khai vị với hương vị chua chua, cay cay, đậm đà.

Phở chua Lạng Sơn

Điểm dừng chân cuối cùng của ngài Kim Jong-un là chân ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) và di chuyển về Hà Nội. Nơi đây chính là nơi giao thoa 2 nền ẩm thực Trung Hoa và Việt Nam. Nhắc tới Lạng Sơn nhiều người iên tưởng ngay tới các món ăn độc đáo là vịt quay, bánh ngải, khâu nhục, lợn quay lá móc mật, bánh cuốn trứng hay bánh coóng phù…

Phở chua Lạng Sơn chế biến rất cầu kỳ với các vị bùi, ngậy, béo và giòn. Tuy nhiên chúng không hề gây ngán khi được ăn kèm với ớt cay, dưa chuột man mát. Đây chính là món ăn nức tiếng được của người dân xứ Lạng.

Ảnh minh họa

Nguyên liệu chính gồm bánh phở, khoai lang, thịt xá xíu, xúng xàng, gan lợn, thịt gà xé, hành phi, khoai môn, lạc rang, hành khô, dưa chuột, lạp sườn…Thêm nước lèo đậm đà và bột năng để nước sánh mịn. Khi ăn, thực khách sẽ tự chan hoặc trộn cùng nước dùng. Tuy vậy, bạn phải rất khéo để có thể sử dụng lượng nước dùng vừa đủ, đảm bảo nguyên liệu không bị nát mà vẫn thấm đều.

Theo báo Nhân đạo & Đời sống