Lần theo “đường dây” cấp GPLX tại TP. Hồ Chí Minh – Kỳ 3: Xì tiền, được ưu tiên lấy nhanh… (!?)

Không chỉ được tiếp cận gói dịch vụ chống trượt trong sát hạch giấy phép lái xe (GPLX) tại TP.HCM. Sau khi sát hạch, học viên còn có thể được lấy GPLX sớm hơn, ngay cả khi hồ sơ tại Sở GTVT chưa được hoàn thiện? Tuy nhiên, để lấy được GPLX đó, học viên phải chi một khoản tiền “bôi trơn”…

Không chỉ được tiếp cận gói dịch vụ chống trượt trong sát hạch giấy phép lái xe (GPLX) tại TP.HCM. Sau khi sát hạch, học viên còn có thể được lấy GPLX sớm hơn, ngay cả khi hồ sơ tại Sở GTVT chưa được hoàn thiện? Tuy nhiên, để lấy được GPLX đó, học viên phải chi một khoản tiền “bôi trơn”…

“Quyền năng” của chị T (!)

Tại thời điểm chúng tôi liên hệ với chị T để được tư vấn về việc nộp hồ sơ đăng ký sát hạch GPLX, chị T hẹn lấp lửng rằng: Thường thì sát hạch xong khoảng 1 tuần sau thì sẽ có GPLX. Cũng theo chị T, học viên mà chúng tôi nộp hồ sơ có lịch sát hạch ngày 5/11/2018 thì sẽ được nhận GPLX và hồ sơ gốc vào khoảng 1 tuần sau đó. Dự kiến là vậy, nhưng chỉ sau 3 ngày sát hạch (8/11), chị T đã chủ động liên lạc lại với học viên và thông báo: Trường hợp của học viên (…) thì phải hơn 1 tháng sau mới có GPLX.

Chúng tôi thắc mắc tại sao khi nộp hồ sơ được tư vấn sát hạch sau 1 tuần sẽ có GPLX mà sát hạch xong lại kéo dài đến hơn 1 tháng? Chị T viện mọi lý do để giải thích và khẳng định rõ rằng thời gian lấy GPLX phải hơn 1 tháng. Thế nhưng, bất ngờ là chỉ ít phút sau, học viên này lại liên lạc với tôi nhờ chuyển cho chị T số tiền 700.000đ. Mặc dù chưa biết khoản tiền gì, nhưng khi học viên nhờ thì tôi đã chuyển qua tài khoản ngân hàng cho chị T số tiền 700.000đ theo yêu cầu. Sau đó, hỏi lại tôi mới được biết đó là khoản “tiền dịch vụ” mà chị T hứa giúp học viên sẽ lấy được GPLX sớm hơn so với quy định.

Chị T thông báo kéo dài thời gian trả GPLX rồi gợi ý cho học viên muốn lấy GPLX sớm thì phải nộp tiền dịch vụ.

Vậy là từ qua vài lượt nói đi nói lại lòng vòng, chị T đã thể hiện được  “quyền năng” hô biến được thời gian dài thêm hay ngắn lại một cách tài tình. Còn nhớ, khi nộp hồ sơ chúng tôi được tư vấn chỉ 1 tuần sau sát hạch sẽ được trả GPLX. Nhưng khi sát hạch xong, chị T lại viện mọi lý do rằng thời gian trả GPLX phải tới hơn 1 tháng. Tréo ngoe thay, nay cũng chính chị T đã rút ngắn thời gian trả GPLX xuống còn 1 tuần như dự kiến ban đầu. Chỉ khác là chị T đã vòng vo thời gian được trả GPLX để “ ṁóḉ tūi” học viên thêm 700.000đ tiền phí dịch vụ lấy GPLX sớm! Sau khi nhận được tiền dịch vụ lấy GPLX nhanh của học viên, ngày 14/11/2018, chị T thông báo đã lấy được GPLX, còn hồ sơ do chưa đủ thời gian nên sẽ lấy sau…

Cần làm rõ việc học viên ngồi “xem” máy tính cũng làm ra kết quả xuất sắc trong phần sát hạch lý thuyết.

Cầm GPLX trong tay, do ông Ngô Đình Quang – Trưởng phòng quản lý sát hạch và cấp GPLX ký cấp, chúng tôi đặt câu hỏi: Nếu thời hạn được trả GPLX sau hơn 1 tháng kể từ ngày sát hạch thì động cơ gì khiến ông Quang đặt bút ký GPLX sớm hơn để học viên có thể được trả GPLX sớm? Phải chăng đó là sự tác động từ phía chị T đã “nặn” thêm tiền từ học viên? Đây là vấn đề cần được lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải TP.HCM kiểm tra, làm rõ.

 

 

 

Ông Ngô Đình Quang khẳng định với PV Baonhandao.vn: Học viên phải đến chụp hình trực tiếp khi nộp hồ sơ và khám sức khỏe mới đủ điều kiện để xét hồ sơ sát hạch.

Người “xây” – kẻ “phá”

Cách đây chừng 1 tuần, dư luận “dậy sóng” trước đề xuất của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể về việc: Phải sát hạch nếu muốn được cấp lại GPLX đã đǻnĥ mất. Theo phân tích của các chuyên gia, đề xuất này là không đúng với quy định hiện hành và nỗ lực cải cách thủ tục hành chính của nhà nước. Thế nhưng, xét về bản chất, người đứng đầu ngành GTVT cũng muốn siết lại quy định về cấp GPLX, nâng cao trình độ, trách nhiệm của người cầm lái.

Giả sử đề xuất trên của Bộ trưởng Bộ GTVT được thực hiện thì thực tế, những nơi mà công tác sát hạch “có vấn đề” như loạt bài này đã phản ánh, cũng phá hỏng mục tiêu đó.

Theo báo cáo tổng hợp cuối năm 2018 của Ủy ban ATGT Quốc gia, tình hình Ʈαɩ ทạท giao thông ngày càng diễn biến phức tạp, trong đó đặc biệt mới nổi lên tình trạng lái xe sử dụng Ɱα ϯᴜý gây Ʈαɩ ทạท khi tham gia giao thông. Trong khi Chính phủ và Bộ GTVT chỉ đạo siết chặt công tác quản lý, đào tạo, khám sức khỏe… cho người lái xe, thì một số cơ sở đào tạo – sát hạch GPLX, trong đó có vai trò quản lý trực tiếp của các Sở GTVT lại buông lỏng, thậm chí có dấu hiệu “làm luật chống trượt”… Đó là một trong những nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến những vụ Ʈαɩ ทạท giao thông, để lại hậu quả đau lòng.

Trở lại với việc làm luật để “bao đậu”, phù phép cho bài sát hạch lý thuyết của học viên, cho người không khám sức khỏe sát hạch rồi cấp GPLX… diễn ra tại TP.HCM như phản ánh, Báo Điện Ʈử Nhân đạo&Đời sống đang tiếp tục làm việc với cơ quan chuyên môn của Bộ GTVT và Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh để làm rõ trách nhiệm cá nhân và những vấn đề liên quan.

Theo báo Nhân đạo & Đời sống