Lần theo “đường dây” cấp GPLX tại TP. Hồ Chí Minh – Kỳ 2: Thái độ lạ từ phía cơ quan quản lý (!)

Từ khi nộp hồ sơ đến ngày sát hạch, học viên không hề khám sức khỏe tại một cơ sở y tế nào, vậy mà vẫn ung dung được sát hạch và cấp GPLX…

Từ khi nộp hồ sơ đến ngày sát hạch, học viên không hề khám sức khỏe tại một cơ sở y tế nào, vậy mà vẫn ung dung được sát hạch và cấp GPLX…

Hồ sơ được phù phép?

Chỉ cần chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng và gửi bản chụp ảnh thẻ, chứng minh nhân dân qua zalo, học viên đã có thể ung dung đợi đến ngày sát hạch cấp GPLX theo “đường dây” này. Thậm chí, đến tờ “Đơn đề nghị sát hạch để cấp GPLX” học viên cũng không cần nộp. Điều lạ lùng là đến đúng ngày sát hạch tại Trường Cao đẳng Nghề số 7, hành động đầu tiên của “người hướng dẫn” là đưa cho học viên một tập hồ sơ, trong đó có “Đơn đề nghị sát hạch để cấp GPLX” và đơn này đã có… chữ ký của người làm đơn chính là học viên đó (!?).

Khi học viên thắc mắc: “Em đã nộp đăng ký sát hạch đâu mà ở đây lại có đơn và ký tên em”? Ngay lập tức, chữ ký trên đơn được xóa bằng bút mực trắng, rồi học viên được hướng dẫn ký đè lên phần mực vừa xóa. Như vậy, có thể thấy đã có dấu hiệu mạo chữ ký của học viên trong việc hoàn thiện hồ sơ sát hạch GPLX tại Trường Cao đẳng Nghề số 7. Ai đã nhiệt tình làm thay nhiều phần việc của học viên trong đăng ký sát hạch GPLX tại TP.HCM, thậm chí thay cả chữ ký của học viên? Câu hỏi này chắc hẳn phải chờ cơ quan chức năng vào cuộc tìm lời giải đáp.

Chữ ký trong tờ đơn của học viên bị tẩy xóa

Trong các điều kiện để sát hạch cấp GPLX, yếu tố quan trọng hàng đầu là sức khỏe của người dự sát hạch. Vì thế, trong hồ sơ bắt buộc phải có Giấy chứng nhận sức khỏe (hay còn gọi là Giấy khám sức khỏe) để lái xe. Giấy này thường có nhiều mục khám đa khoa khắt khe hơn Giấy chứng nhận sức khỏe để đi làm thông thường và không phải cơ sở y tế nào cũng được cấp loại giấy này.

Thế nhưng ở đây, trong suốt quá trình chờ đợi đến ngày sát hạch GPLX, học viên chưa từng đi khám sức khỏe tại một cơ sở y tế nào. Nơi tiếp nhận học viên sát hạch GPLX cũng không có một yêu cầu nào về việc khám sức khỏe của học viên. Việc khám sức khỏe của học viên bị bỏ ngỏ, vậy Trung tâm sát hạch GPLX thuộc Trường Cao đẳng Nghề số 7, Phòng quản lý sát hạch và cấp GPLX thuộc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM căn cứ vào đâu để xác định học viên có đủ điều kiện về sức khỏe hay không mà nghiễm nhiên để lọt học viên vào sát hạch?

Và thế là, do được sự hỗ trợ tối đa của những người liên quan đến công tác sát hạch tại TP.HCM, học viên đã dễ dàng vượt qua đợt sát hạch với kết quả xuất sắc mà không cần khám sức khỏe, không cần hoàn thiện bài thi,…. Ở đây, đồng tiền đã làm thay mọi việc để học viên có tấm GPLX trong tay.

Học viên ngồi trước máy tính trong phần sát hạch lý thuyết chỉ để… xem?

Trong quá trình tiếp cận “đường dây bao đậu” GPLX nơi đây, phóng viên luôn dằn vặt với suy nghĩ, không biết có bao nhiêu người không đủ sức khỏe, không đủ kiến thức luật lệ giao thông, năng lực về lái xe đã được cấp bằng lái trót lọt, để rồi hàng ngày họ tham gia giao thông, trở thành nguồn nguy hiểm cao độ trên mọi nẻo đường. Bao nhiêu vụ Ʈαɩ ทạท giao thông thương tâm đã xảy ra, có họ trong đó không? Lương tâm, trách nhiệm nào của những người vì đồng tiền mà “tiếp tay” trong đường dây cấp GPLX cho những tay lái không đủ điều kiện? Chúng tôi hy vọng rằng, cán bộ và đơn vị có trách nhiệm liên quan của Sở Giao thông Vận tải TP. HCM chí ít cũng từng suy nghĩ và đặt trách nhiệm của mình trong vấn đề này. Vì thu lợi cá nhân, những người “nhiều trách nhiệm nhưng thiếu lương tâm” đã đẩy ra đường những “nguồn nguy hiểm cao độ”, thậm chí là tiếp tay gây tội ác cho xã hội khi Ʈαɩ ทạท xảy ra bởi những người lái này.

Cơ quan quản lý “phủi” trách nhiệm (!?)

Với kết quả sát hạch xuất sắc cả phần lý thuyết và thực hành, tất nhiên học viên được Trung tâm sát hạch GPLX tại Trường Cao đẳng Nghề số 7 làm nốt thủ tục để cấp GPLX. Thế nhưng, hồ sơ của họ vẫn không có Giấy khám sức khỏe theo đúng quy định.

Ngày 7/3/2019, chúng tôi đến liên hệ làm việc tại Sở Giao thông Vận tải TP.HCM. Ông Ngô Đình Quang, Trưởng phòng Quản lý sát hạch và cấp GPLX, Sở GTVT TP.HCM khẳng định rằng, bắt buộc phải có Giấy chứng nhận sức khỏe thì hồ sơ mới đủ điều kiện cho học viên được sát hạch.

“Không bao giờ học viên không khám sức khỏe, không có giấy chứng nhận sức khỏe đủ điều kiện lái xe mà được sát hạch” – ông Quang khẳng định.

Chúng tôi đưa dẫn chứng cụ thể về trường hợp học viên từ Hà Nội vào TP.HCM sát hạch khi chưa từng khám sức khỏe trong suốt thời gian nộp hồ sơ đến khi sát hạch. Đồng thời, đề nghị ông Quang kiểm tra lại hồ sơ của học viên mà chúng tôi đã nộp sơ sài qua zalo cho chị T. Ông Quang hứa hẹn “ngày mai” sẽ cung cấp thông tin và các tài liệu cần thiết.

Video: Ông Ngô Đình Quang, Trưởng phòng Quản lý sát hạch và cấp GPLX, Sở GTVT TP.HCM cho rằng, việc “làm luật chống trượt” là do học viên và giáo viên.

Ngày 8/3/2019, chúng tôi liên lạc lại với ông Quang như đã hẹn. Ban đầu, ông từ chối với lý do phải báo cáo và xin phép lãnh đạo Sở. Nhưng ngay sau đó, ông Quang hẹn: “Tôi sẽ trả lời qua email cho các anh”.

Thêm một tình tiết khiến phóng viên khó hiểu là, phóng viên hẹn găp làm việc để làm rõ các vấn đề phản ánh và cũng là để giúp cơ quan quản lý phát hiện, chấn chỉnh sai phạm, kẽ hở trong công tác sát hạch cấp GPLX, thế nhưng trong cuộc nói chuyện qua điện thoại với chúng tôi, ông Quang lại gợi ý: “Thôi, bỏ qua đi…”.

Ông Ngô Đình Quang, Trưởng phòng Quản lý sát hạch và cấp GPLX làm việc với phóng viên.

Chúng tôi kiên trì đề nghị ông Trưởng phòng Quản lý sát hạch và cấp GPLX sắp xếp buổi làm việc như đã hẹn để cung cấp thông tin và tài liệu liên quan để thông tin đa chiều. Tuy nhiên, ông Quang vẫn trì hoãn buổi làm việc, cung cấp thông tin. Và bất ngờ, ngay sau đó, có thông tin từ một đồng nghiệp rằng “Họ đã gặp anh em phóng viên “vui vẻ” rồi (ý là đưa quà – PV) mà sao anh em phóng viên vẫn điện thoại yêu cầu gặp làm việc nữa”. Thông tin này đã được phóng viên lập tức báo cáo Ban Biên tập và phóng viên xin khẳng định rõ đây hoàn toàn là tin đồn ác ý.

Đáng nói, trong cuộc làm việc với ông Quang ngày 7/3/2019, chúng tôi đề nghị làm rõ dấu hiệu “làm luật chống trượt” cho học viên trong phòng thi lý thuyết, thì ông Quang khẳng định là kỳ sát hạch nào cũng có người của Sở GTVT giám sát rất chặt chẽ.

“Còn cái chuyện mà em nói là chống trượt hay cái gì đó, chuyện đó anh đâu có biết mà trả lời. Cái chuyện đó là trao đổi giữa học viên với giáo viên, anh đâu có biết được”, ông Quang cười nhạt, thản nhiên nói vậy.

Với cách trả lời của ông Ngô Đình Quang, Trưởng phòng Quản lý sát hạch và cấp GPLX (Sở GTVT TP.HCM) thì việc giám sát trong tổ chức đào tạo và sát hạch GPLX có phải là cuộc “dạo chơi” của những người tham gia giám sát tại đơn vị sát hạch? Và trước những ví dụ thực tế mà phóng viên cung cấp thì chức năng nhiệm vụ của Phòng Quản lý sát hạch và cấp GPLX nói chung, trách nhiệm của người đứng đầu sở GTVT và cá nhân ông Quang trên cương vị Trưởng phòng Quản lý sát hạch và cấp GPLX đến đâu?

Thay vì việc ghi nhận thông tin chúng tôi cung cấp để kiểm tra, giám sát, phát hiện xử lý và chấn chỉnh trong quá trình tổ chức sát hạch GPLX, ông Quang lại thản nhiên đổ lỗi cho “quan hệ giao dịch” giữa học viên và giáo viên, còn với vai trò của mình, ông Quang không cần biết?

Với những gì mà phóng viên Báo điện Ʈử Nhân đạo và Đời sống đã ghi nhận, phản ánh, Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải và lãnh đạo Sở GTVT thành phố cần tổ chức thanh kiểm tra lại quy trình sát hạch và cấp GPLX tại TP.HCM. Qua đó, làm rõ việc có dấu hiệu sử dụng phần mềm quản lý GPLX và sát hạch GPLX mà con người có thể can thiệp, làm sai lệch kết quả sát hạch. Ngoài ra, cũng phải làm rõ việc học viên không khám sức khỏe, không được cơ sở y tế chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe lái xe nhưng vẫn được tham gia sát hạch để cấp GPLX;…

(Còn nữa…)