Sửng sốt con người đã chụp được hình ảnh lỗ đen đầu tiên

Hình ảnh lỗ đen đầu tiên đã được chụp lại và công bố khiến giới khoa học không khỏi xôn xao.

Đó là một hố đen siêu lớn và bóng của nó nằm ở trung tâm của một thiên hà có tên là Messier 87 (M87). Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã có được bằng chứng chân thực về sự tồn tại của lỗ đen trong vũ trụ.
Cụ thể, ngày 10/4, Uỷ Ban châu Âu đưa ra khám phá được thực hiện thông qua Kính viễn vọng Chân trời Sự kiện (Event Horizon Telescope – EHT). Các nhà khoa học đã chụp được hình ảnh lỗ đen đầu tiên thông qua vòng phát sáng xung quanh nó.
Một mạng lưới kính viễn vọng đã được sử dụng nhằm quan sát và chụp lại bức hình đầu tiên về lỗ đen. Chúng có kích thước siêu lớn, bóng của chúng nằm ở trung tâm của một thiên hà có tên là Messier 87 (M87).
Các chuyên gia phát hiện bức xạ phát ra bởi các hạt bên trong đĩa bồi tụ, bị nung nóng tới hàng tỷ độ C khi xoay tròn xung quanh hố đen ở tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng, trước khi bị “lỗ đen” nuốt chửng.
Hơn 200 nhà khoa học đã tham gia dự án này và họ đã phải làm việc hơn một thập kỷ để thu thập hình ảnh của chúng. Có tới 8 kính viễn vọng vô tuyến trên khắp thế giới để tạo ra một kính viễn vọng ảo, thu thập 5.000 ngàn tỉ byte dữ liệu trong 2 tuần, sau đó đưa vào xử lý bằng siêu máy tính để cho ra bức ảnh cuối cùng.
Các nhà khoa học ở EHT gọi đó là lỗ đen “quái vật”. Đây được coi là sự kiện chấn động trong lịch sử ngành thiên văn.
Theo báo Nhân đạo & Đời sống
Chia sẻ