Nguyên tắc sống còn khi ăn hải sản cần nắm chắc để không “rước họa vào thân”

Những nguyên tắc ăn hải sản dưới đây sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ ngộ độc hay dị ứng vốn là những biến chứng rất dễ gặp khi ăn nhóm thực phẩm này.

Không nên uống bia khi ăn hải sản
Việc uống nhiều bia khi ăn hải sản sẽ làm tăng tốc độ hình thành axit uric. Lượng axit uric dưa thừa tích tụ tại phần  khớp xương hoặc các mô mềm từ đó dễ dàng mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, gây cho sức khỏe.
Không luộc, hấp hải sản đông lạnh
Hải sản thích hợp để chiên, xào hơn bởi sau thời gian cất trữ, các loại hải sản sẽ xuất hiện vi khuẩn. Hàm lượng protein mất đi nhiều, hương vị không còn.
Hải sản là thực phẩm tươi ngon được rất nhiều khách hàng ưa chuộng
Khi ăn hải sản, bạn hãy ăn càng sớm càng tốt sau khi chế biến. Nên để chúng ở nhiệt độ cao sẽ an toàn cho sức khỏe hơn, ăn lúc còn nóng thì nhiều dinh dưỡng hơn để nguội.
Không uống trà sau khi ăn hải sản
Trà kết hợp với canxi trong hải sản sẽ hình thành lượng canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chúng gây nên tinhd trạng là buồn nôn, đâu bụng, kết sỏi dẫn đến sỏi thận. Tốt nhất sau khi ăn hải sản 2 tiếng trở lên hãy uống trà và ăn trái cây.
Không nên ăn hải sản tái, sống
Ăn hải sản chín tái, gỏi hải sản, hay hải sản sống là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên sở thích này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, khiến phát sinh các loại giun sán gây bệnh nguy hiểm.
Khi ăn hải sản, nên lựa chọn hải sản tươi sống để tránh gây hại tới sức khỏe
Không ăn hải sản với thực phẩm có tính hàn cao
Hải sản là nhóm thực phẩm dễ gây nên dị ứng. Nếu không may ăn phải hải sản ₵hḗt sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc cấp thậm chí có thể nguy hiểm tính mạng. Do đó, bạn hãy ưu tiên lựa chọn hải sản tươi bảo vệ sức khỏe gia đình.
Hải sản có tính hàn, khi ăn nên tránh sử dụng cùng các thực phẩm có tính hàn khác như rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh… dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.
Nguồn: Theo báo Nhân đạo & Đời sống