Google lần đầu tiên tôn vinh “Giỗ Tổ Hùng Vương” tại Việt Nam

Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng chính là dịp để người dân Việt Nam thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, theo tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Hôm nay 14/4/2019, tức 10/3 âm lịch, trang chủ Google đã thay đổi diện mạo trên trang chủ để tôn vinh ngày Giỗ tổ Hùng Vương truyền thống của Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên Google thiết kế Doodle nhằm tôn vinh ngày lễ truyền thống quốc gia của Việt Nam.

Google thay đổi giao diện nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Tới nay, tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Theo dữ liệu của Google Doodle , hiện có gần 5000 năm trước (vào khoảng năm 2879 Trước công nguyên), tại thung lũng sồng Hồng, các vị cua Hùng đã thành lập Văn Lang – nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Hôm nay, mùng 10/3 âm lịch, Google Doodle tôn vinh ngày giỗ để tưởng nhớ các vị vua cổ đại thời Hồng Bàng.

Vị Vua Hùng đầu tiên, Vua An Dương Vương cùng 17 vị vua kế vị chính là những người đã đặt nền móng đầu tiên cho văn hóa Việt Nam. Đồng thời xây dựng nhiều công trình văn hóa, xây dựng nổi tiếng được hoan nghênh nhất thời đại đồ đồng.

Google Doodle cung cấp thông tin, Giỗ tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là ngày lễ quốc gia chính thức tại Việt Nam từ năm 2007. Các nghi lễ đều được thực hiện với mong muốn khuyến khích con cháu vua Hùng trở về với cội nguồn, tìm hiểu lịch sử cổ xưa và tưởng nhớ đến công lao dựng nước ngàn đời của các vị Vua Hùng.

Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp người dân Việt Nam tưởng nhớ về những người có công dựng nước và giữ nước

Nghi lễ truyền thống hàng năm được tổ chức tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Vào sáng sớm, người dân sẽ tới khu vực Đền hùng để tổ chức rước kiệu nhằm dâng lễ vật lên Vua Hùng với nhiều sản vật, hương hoa, kèm theo cờ và âm nhạc truyền thống dọc theo đường núi lên Đền Hùng. Những người rước kiệu sẽ ăn mặc trang phục truyền thống, công phu.

Nguồn: Theo báo Nhân đạo & Đời sống

Chia sẻ