4 địa điểm hoang sơ nhưng là thiên đường sống ảo mà ai đến Cao Bằng cũng không nên bỏ qua

Cao Bằng được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp tự nhiên vô cùng kỳ thú. Để chuyến hành trình của mình hoàn hảo nhất có thể, bạn hãy cũng điểm qua những điểm đến không thể bỏ lỡ ở Cao Bằng nhé!

Khu di tích lịch sử hang Pác Bó

Quần thể di tích lịch sử Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Pác Bó theo tiếng dân tộc Tày – Nùng ở Cao Bằng có nghĩa là “đầu nguồn”. Nước ở đây trong vắt như không một hạt bụi, nước mát lạnh tới mức mà bạn chỉ cần ngâm chai nước dưới dòng suối một lúc thôi là đã có ngay chai nước mát rồi.

Nước nuối Lê Nin xanh trong vắt. Ảnh: thuongdinh97
Bạn dễ dàng nhìn thây đá ở dưới đáy con suối. Ở đây bạn có thể cho cá ăn, từng đàn cá bơi lội nhìn rất thích mắt. Ảnh: thuongdinh97
Nước suối Lê Nin rất mát lạnh

Đường từ trung tâm thành phố Cao Bằng đến Pác Bó dài 50 km với cảnh quan trong lành, mát mẻ. Các di tích ở khu này mà bạn có thể tham quan như: bãi Cò Rạc, hang Cốc Bó, suối Nậm, lán Khuổi Nặm… tất cả gắn kết hài hòa giữa cảnh quan non nước hữu tình, đẹp như tranh vẽ.

2. Động Ngườm Ngao, thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc là một thác nước hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, nằm ở địa phận xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Thác có độ cao trên 30 m với nhiều khối nước lớn đổ xuống qua nhiều tầng đá vôi.

Thác Bản Giốc là một trong những thác nước tự nhiên đẹp và lớn nhất Đông Nam Á. Ảnh VTVTravel

Theo nhiều người, khoảng thời gian đẹp nhất để đến Cao Bằng là tháng 9 đến tháng 12, khi thác Bản Giốc đầy nước trong xanh. Đầu tháng 12, hoa tam giác mạch, hoa dã quỳ nở khắp núi rừng.

Đài sen ngược hóa thạch trông rất lung linh, đẹp mắt
Đài sen ngược là nơi được nhiều bạn trẻ chụp ảnh nhất. Ảnh: thuongdinh97

Động Ngườm Ngao nằm gần với thác Bản Giốc vì vậy bạn có thể dễ dàng ghé qua đây tham quan. Động nằm ở bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Động thực sự hùng vĩ với chiều dài 2.144 m, nhưng chỉ 900 m được khai thác và đi vào hoạt động. Nhiệt độ trong động khoảng từ 18 – 25 độ C với rất nhiều đá vôi, đá nhũ thạch muôn hình vạn trạng như hình búp sen, chim công, bầu sữa mẹ,… tạo nên cảnh quan lung linh.

3.Hồ Thang Hen

Hồ Thang Hen cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 30 km. Điểm đặc biệt là hồ nằm trên núi, du khách cần đi khoảng 10 km đường đèo mới đến được hồ. Nơi đây có nước xanh màu ngọc rất tinh khiết và trong lành. Hồ yên tĩnh, có chỗ nghỉ để cắm trại.

Hồ Thang Hen cũng là một nơi lý tưởng để cắm trại. Ảnh: thuongdinh97
Chắc hẳn bạn sẽ có những bức ảnh tuyệt vời ở đây. Ảnh: thuongdinh97

Nằm ở vùng núi cao hơn 1000 mét so với mực nước biển, quần thể hồ Thang Hen bao gồm 36 hồ nước ngọt tự nhiên, mỗi hồ cách nhau vài chục đến vài trăm mét. Hồ này có dáng hình thoi, chiều rộng từ 100m – 300m, chiều dài từ 500m-1000m, độ sâu từ 10m-40m. Điều đặc biệt nhất là ở đây quanh năm nước hồ không bao giờ cạn.

4. Làng đá Khuổi Kỵ

Đây là tên của một ngôi làng đặc biệt trong quần thể khu du lịch thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Nằm bên tỉnh lộ 206, trên đường vào khám phá động Ngườm Ngao. Làng có 14 căn nhà sàn bằng đá trải rộng khoảng 10.000m2, dựa lưng vào núi đá, phía trước là dòng suối Khuổi Ky.

Vẻ hoang sơ nơi đây khiến giới trẻ thích thú checkin. Ảnh: thuongdinh97
Một trong những ngồi nhà đá ở làng Khuổi Kỵ. Ảnh: thuongdinh97
Ngôi nhà đẹp nhất làng Khuổi Kỵ được xây hoàn toàn bằng đá tự nhiên. Ảnh báo Cao Bằng
Đường đi quanh làng cũng được người dân dùng đá để làm hàng rào hai bên. Ảnh báo Cao Bằng

Theo báo Đời sống & Nhân đạo