Những thông tin cơ bản về Nhà thờ Đức Bà, biểu tượng của châu Âu

Toàn thế giới đang bàng hoàng trước thông tin nhà thờ Đức Bà, biểu tượng của Paris và châu Âu bị c háy. Dưới đây là những thông tin về địa danh tôn giáo nổi tiếng của thế giới này.

Nhà thờ Đức Bà Paris (tiếng Pháp: “Cathédrale Notre-Dame de Paris”) là công trình tôn giáo được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, tọa lạc ở đảo Cité trên sông Seine ở thủ đô Paris. Thời điểm cuối thế kỷ 18, khi diễn ra cuộc Cách mạng Pháp, nhà thờ đã được trùng tu bởi kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc.

Hoàng đế Napoléon Đệ Nhất đã chọn nơi này làm lễ đăng quang vào năm 1804, với sự hiện diện của Đức Giáo hoàng Pie VII. Cuối tháng 8/1944, tiếng chuông của nhà thờ đã ngân lên lần đầu tiên  khi tướng De Gaulle bước vào chính điện để tưởng niệm các binh sĩ Ʈử trận nhân ngày giải phóng thủ đô Paris khỏi ách chiếm đóng của quân đội Đức Quốc Xã.

Nhà thờ là công tình tôn giáo với nhiều tác phẩm nghệ thuật. Nơi đây thu hút lượng lớn khách tham quan. Nổi tiếng nhất trong các công trình nghệ thuật tại nhà thờ phải kể tới tác phẩm kinh điển “Thằng gù Nhà thờ Đức Bà” của đại văn hào Victor Hugo năm 1831.

Tháp Eiffel là công trình rất nối tiếng và chắc chắn khi tới Nhà thờ Đức Bà thì không thể bỉ qua tòa tháp này. Mỗi năm tháp Eiffel thu hút 7 triệu lượt khách du lịch.

Những quả chuông lớn được coi như biểu tượng của Nhà thờ Đức Bà Paris. Trong đó, có quả chuông nặng tới 13.000 kg cùng cây rung chuông nặng 500 kg. Muốn chiêm ngưỡng chúng, du khách phải đi qua 140 bậc cầu thang.

Cửa sổ hoa hồng tại Nhà thờ Đức Bà Paris chính là tác phẩm tranh kính nổi tiếng toàn thế giới. Luồng ánh sáng khi qua cửa kính vào nhà thờ sẽ biến đổi theo nhiều màu sắc khác nhau. Ý nghĩa của công trình này là mỗi người như một sắc màu, ai ai cũng đặc biệt.

Nhà thờ là nơi lưu giữ cây đàn organ lớn nhất ở Pháp có từ thế kỷ 18. Cây đàn có 5 bàn phím, 109 điểm dừng và gần 7374 ống. Vào những năm 1990, cây đàn đã được phục hồi với chi phí 2 triệu USD và mất 40.000 giờ đồng hồ để hoàn thành.

Phần khung nhà thờ được làm từ gỗ của 1.300 cây sồi, tương đương 21 ha rừng, một con số khổng lồ.

Vào mùa xuân năm 2013, có một đàn ong đã làm tổ trên mái nhà kho đồ thánh. Thông qua việc nuôi tổ ong, người quản lý nhà thờ  Đức Bà muốn khơi gợi lại vẻ đẹp của sự sáng tạo và trách nhiệm của con người đối với nó.

Nguồn: Theo báo Nhân đạo & Đời sống