Vụ c.ưỡng h.ôn trong thang máy: người đàn ông bị phạt 200.000 đồng

Người đàn ông sinh năm 1982 có hành vi ṧàṃ ṧỡ cô gái trong thang máy chung cư bị công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) phạt hành chính 200.000 đồng.

Trao đổi với Zing.vn chiều 18/3, một lãnh đạo Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết đơn vị đã ra quyết định xử phạt hành chính người đàn ông bị tố ṧàṃ ṧỡ, çưỡnĝ ȟôท cô gái trong thang máy chung cư Golden Palm ở phường Nhân Chính.

Theo cảnh sát, người đàn ông quê Hải Phòng bị xử lý theo điểm a, Khoản 1, Điều 5 Nghị định 167 năm 2013 của Chính phủ, về hành vi “Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”.

Cô gái bị người đàn ông lạ mặt tiến đến gần và dồn vào góc thang máy rồi çưỡnĝ ȟôท. Ảnh báo Lao động

Nhận định về vụ việc, luật sư Hoàng Trọng Giáp (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng cơ quan chức năng hiện rất khó xử lý nghiêm các hành vi nếu chỉ dừng lại ở mức độ ṧàṃ ṧỡ, quấy rối. Việc tìm chứng cứ cho hành vi quấy rối ṱìnḧ ḋụç gặp nhiều khó khăn và thường không rõ ràng nên chưa thể đưa vào luật để xử lý hình sự.

Nhiều nước trên thế giới quy định hành vi quấy rối ṱìnḧ ḋụç, chỉ cần bằng lời nói đã đủ để ķhởī ţố. Trái lại, ở Việt Nam, theo Bộ luật Hình sự 2015 thì hành vi quấy rối ṱìnḧ ḋụç đối với người trên 16 tuổi chưa thể khép vào tội danh nào để xử lý khi người bị tố cáo chưa thực hiện hành vi giao cấu với ทạท ทhâท.

Luật sư đǻnĥ giá, mức phạt chưa đủ răn đe so với những gì ทạท ทhâท phải hứng chịu. Điều này cũng không đủ ngăn chặn kẻ đồi bại tái phạm. Do đó, để quấy rối ṱìnḧ ḋụç không còn là vấn nạn của xã hội, pháp luật cần phải nâng mức phạt và điều chỉnh khắt khe, cụ thể hơn các quy định, chế tài xử lý hành vi này.

Trước đó, ngày 4/3, Yến (nữ sinh 20 tuổi, sinh sống tại Hà Nội) vào thang máy để lên căn hộ tại phường Nhân Chính thì bị một người đàn ông không quen biết buông lời tán tỉnh, xin số điện thoại nhưng Yến từ chối.

Ngay sau đó, cô gái bị gã này dồn vào góc, ôm và ṧàṃ ṧỡ. Sau khi sự việc xảy ra, Yến đã tới trình báo tại cơ quan công an sở tại.

Tại buổi làm việc chung ngày 13/3, người bị tố cáo đã đồng ý xin lỗi công khai trước sự chứng kiến của cư dân, Ban quản lý tòa nhà, Tổ dân phố, Công an quận, phường… Tuy nhiên, anh ta viện lý do sợ bị chụp ảnh, ghi hình nên vắng mặt.

Tiếp nhận vụ việc, Công an quận Thanh Xuân đã thu xếp để hai bên gặp mặt, giải quyết tố cáo vào 9h ngày 16/3. Hôm đó, người đàn ông tiếp tục vắng mặt.

Theo Điều 5 Nghị định 167 năm 2013 xử lý các vi phạm quy định về trật tự công cộng, người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

 

Theo báo Đời sống & Nhân đạo (nguồn: zing.vn)