Quẩy tới bến tại ngày hội té nước bế giảng, nam sinh đǻnĥ liều hất nguyên xô nước vào cô giáo

Hành động này là vô tình hay cố ý, vui vẻ hay hơi quá đà? Cộng đồng mạng đang tranh cãi khá gay gắt về câu chuyện này.

‘Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò’, những cô cậu học sinh trong độ tuổi đến trường luôn nổi tiếng về độ tinh quái, nghịch ngợm đố ai bằng. Nhất là với học sinh cuối cấp, khi sắp được ‘thoát ra’ khỏi sự kèm cặp, đốc thúc của thầy cô giáo, vô số trò bướng bỉnh, quái lạ đã được phát minh.

Một trong số đó là lễ hội té nước vào ngày bế giảng năm học cuối cấp. Học sinh các khối chuẩn bị tốt nghiệp sau lễ sẽ xắn tay áo, chuẩn bị hàng tá những xô nước, hoặc đổ nước thổi phồng bóng bay lên để ném, tạt, dội vào nhau. Mới đây, hình ảnh cậu học sinh cuối cấp cả gan hất nguyên xô nước vào cô giáo đang gây xôn xao cộng đồng mạng.

Hình thức ném bóng nước, dội nước, té nước đều nhằm mục đích mang lại sự vui vẻ, thoải mái cho học sinh cuối cấp. Một số trường thậm chí còn bạo dạn hơn khi học sinh ném cả màu vào nhau. Trút đi hết những mệt mỏi, vất vả sau bao năm đèn sách, rũ bỏ mọi mâu thuẫn, hiểu lầm và giúp các em học sinh gắn bó với nhau hơn, có nhiều kỉ niệm hơn dưới mái trường là mục đích chính của hình thức này.

Thế nhưng, hình ảnh cậu nam sinh tạt nguyên xô nước vào cô giáo đang phát biểu lại khiến nhiều người không khỏi bất ngờ, ngạc nhiên. Hành động này lập tức gây ra luồng tranh cãi gay gắt trong cộng đồng mạng.

Một số người bày tỏ rằng, không nên quá câu nệ chuyện thầy cô hay học trò, ngày hội vui, mọi khoảng cách nên được xóa nhòa. Hơn nữa, không ít thầy cô cũng hưởng ứng những trò vui của đám học trò cuối cấp nên không cần quá căng thẳng trước chuyện này.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, thầy cô giáo là người chúng ta phải tôn trọng, kính mến. Có thể đùa vui, trêu chọc nhưng tất cả phải có chừng mực. Huống hồ, cô giáo lại khá lớn tuổi và đang phát biểu trước toàn trường.

Không thể phủ nhận sự thay đổi dần dần về khoảng cách giữa thầy cô giáo và học trò ngày nay đã được kéo gần lại hơn rất nhiều. Không còn quy chuẩn xưa cũ học trò phải hoàn toàn khép nép, luồn cúi trước người làm thầy. Nhưng có lẽ, cách ứng xử thoải mái vẫn nên đi kèm với sự tôn trọng hoặc chí ít là nên nhận được sự đồng ý, hưởng ứng của thầy cô giáo. Vui nhưng phải vui có chừng mực!

Nguồn: http://tiin.vn/chuyen-muc/hoc/quay-toi-ben-tai-ngay-hoi-te-nuoc-be-giang-nam-sinh-danh-lieu-hat-nguyen-xo-nuoc-vao-co-giao.html

Chia sẻ