Mẹo bảo quản thực phẩm tươi ngon ngày Tết

Những ngày Tết, các bà nội chợ thường mua thực phẩm để dự trữ. Tuy nhiên, cũng cần phải có cách bảo quản nếu không thực phẩm sẽ nhanh chóng bị hỏng, không sử dụng được. Dưới đây là một số mẹo bảo quản giúp thịt cá giữ được hương vị mà không bị biến đổi chất.

1. Thực phẩm sau khi mua về phải làm sạch và bảo quản đúng cách như sau:

Thịt

Các loại thịt tươi sống khi mua về cần được bảo quản ở ngăn đá để có thể giữ được lâu ngày. Cần làm sạch trước khi cho những thực phẩm này vào hộp, bịch nilông, sau đó buộc kín và cất vào ngăn đá. Khi cần chế biến món ăn nào thì lấy ra rã đông và sử dụng. Sau khi rã đông, thức ăn cần nấu hết.

Dù muốn cho thịt vào ngăn mát hay ngăn đông trong tủ lạnh, bạn cũng cần phải bao bọc thịt kỹ để giữ được độ tươi ngon và bảo vệ thịt không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Màng nhựa bọc thực phẩm hoặc giấy bạc vẫn thường được sử dụng để bọc kín các loại thịt. Tuy nhiên, nếu cho thịt vào ngăn đông, bạn cần bọc thịt thật nhiều lớp để ngăn cho chúng không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu sắc, mùi vị. Khi bao bọc thịt, cần chú ý bọc thật chặt, tránh không cho không khí lọt vào bên trong để miếng thịt không có nhiều lớp đá bám vào.

Khi để thịt trong ngăn mát, cần giữ cho nhiệt độ của tủ lạnh ở mức khoảng 2 độ C. Đối với ngăn đông, nhiệt độ phải xấp xỉ ở mức -25 độ C. Phải luôn nhớ kiểm tra nhiệt độ thường xuyên để đảm bảo thịt luôn tươi.

Thông thường, những phần thịt được giữ lạnh chỉ có thể dùng trong vòng từ 1 đến 4 ngày.

Gia cầm

Đối với thịt gia cầm mua ngoài hàng đông lạnh, nên giữ nguyên bao bì, bảo quản riêng trong ngăn hoặc hộp chuyên để thịt và chỉ sử dụng trong khoảng 2 ngày. Nếu cần để lâu hơn, nên gói chúng bằng giấy bạc và cho vào ngăn đông.

Còn với thịt gia cầm tươi, bạn vừa sơ chế xong, thì cũng sẽ bảo quản tương tự như các loại thịt khác ở trên.

Cá có mùi khá mạnh. Do đó, bạn không nên giữ chúng chung với các loại thực phẩm khác vì chúng sẽ lây mùi sang những thứ được bảo quản cùng. Ngoài ra, nên luộc cá trước khi cho chúng vào ngăn mát của tủ lạnh hoặc giữ đông trực tiếp.

Lưu ý: Khi cá còn sống và đang có dấu hiệu ₵hḗt ngộp, đừng để cá tự ₵hḗt mà hãy đập đầu cho cá ₵hḗt tươi. Nhằm duy trì trạng thái tươi của cá, hãy dùng một miếng giấy ướt che mắt cá lại, cách này có thể giữ cho cá tươi từ 3 đến 5 tiếng đồng hồ. Do trong thần kinh thị giác của cá có dây tổ chức tuyến trạng, khi rời khỏi nước, tuyến này cũng sẽ đứt ra làm cho cá ₵hḗt nhanh. Việc lấy giấy ướt che mắt cá kéo dài thời gian đứt tuyến này, giúp cá lâu ươn.

Theo cách của dân gian, có thể dùng giấm pha loãng đổ lên mình cá và đặt nơi thoáng mát để giữ cá tươi. Với cách làm này, cá sẽ không bị hỏng hay có mùi đến tận hôm sau, với điều kiện lúc ban đầu cá còn tươi.

Sữa

Sữa có đặc tính dễ hấp thu mùi vị của những thực phẩm khác. Chính vì vậy, bạn không nên để sữa chung với các loại rau xanh, trái cây hoặc thực phẩm có mùi mạnh. Tốt nhất là nên giữ nguyên bao bì của chúng hoặc cho vào hộp có nắp đậy kín rồi đặt vào ngăn mát của tủ lạnh.

Pho mát

Pho mát rất nhanh khô nên bạn cần dùng màng bọc thực phẩm để bọc chúng lại thật gọn gàng trước khi bảo quản lạnh.

2. Cần phân loại và bảo quản thức ăn sống, chín vào những hộp riêng biệt.

3. Khi xếp thức ăn vào tủ lạnh, nhớ chia nhỏ thức ăn thành từng phần (dùng cho 1 lần hoặc 1 ngày) đựng trong từng hộp nhỏ để dùng dần.

4. Các món như thịt kho hột vịt, cá lóc kho, măng hầm chân giò, khổ qua dồn thịt… bạn chỉ nên nấu đủ ăn 2 – 3 ngày, không nên hầm đi hầm lại nhiều lần.

5. Các món chiên, quay, rôti để trong hộp lớn, chế ngập dầu mỡ bảo quản trong ngăn mát, khi ăn chỉ lấy vừa đủ phần ăn rồi hâm nóng.

6. Khi bảo quản nhiều thức ăn trong tủ lạnh, bạn cần tăng độ lạnh của tủ lạnh vì nếu không đủ độ lạnh, thức ăn sẽ mau hư.

7. Nên phân loại thức ăn theo thời gian: Những thức ăn mua trước hoặc cần sử dụng trước nên để ra phía ngoài để sử dụng trước, tránh tình trạng quên và thức ăn bị hỏng gây lãng phí.

Nguồn: Báo nhân đạo và đời sống

Chia sẻ