Không nên vứt pin đã qua sử dụng vào thùng rác

Pin và ắc-quy đã qua sử dụng không được phép bỏ vào thùng rác để hủy như các loại rác thông thường vì tính độc hại của chúng là rất cao.

1 viên pin gây ô nhiễm môi trường trong 50 năm

Sau khi sử dụng, các viên pin được liệt kê vào danh mục rác thải độc hại và khó phân hủy. Thông thường, khi pin không còn giá trị sử dụng, người dân có thói quen vứt bừa bãi hoặc bỏ chung vào thùng rác gia đình như các loại rác thải khác, và xử lý chúng bằng hai phương pháp: Chôn lấp hoặc đṍt.

Việc đṍt, phá hủy, chôn lấp, tiếp xúc trực tiếp, hay bỏ pin trong thùng rác bình thường đều được khuyến cáo là không phù hợp với tất cả các loại pin.

Nghiên cứu của Viện Khoa học môi trường và Phát triển (Bộ TN&MT) cho thấy, cả hai phương pháp trên đều ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khi chôn lấp pin, các kim loại nặng như: Chì, kẽm, niken và thủy ngân có trong pin sẽ thấm vào đất, nguồn nước ngầm và gây ô nhiễm nguồn nước trong 50 năm. Nếu pin được đṍt, các chất nguy hại trong pin cũng sẽ gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Cần nâng cao ý thức với việc loại bỏ pin sau khi sử dụng

Việt Nam đã có các nghị định và quyết định của Chính phủ về việc hướng dẫn quản lý, thu hồi, xử lý chất thải và phế liệu trong đó có pin và ắc quy đã qua sử dụng. Tuy nhiên, hầu hết các cơ quan xử lý rác và chất thải ở Việt nam cũng không có hướng dẫn hay truyền thông đến người dân cách phân loại, bảo quản, vận chuyển và xử lý các sản phẩm pin và ắc quy sau khi sử dụng cũng như không chỉ rõ nơi thu gom và xử lý các rác thải độc hại này.

Trong khi chờ các cơ quan chức năng có hành động cụ thể trong việc hướng dẫn phân loại, bảo quản, vận chuyển và xử lý các sản phẩm pin và ắc quy đã qua sử dụng, có lẽ chúng ta cần thực tự mình tìm lấy giải pháp tạm thời.

Bạn hãy kiếm một chiếc lọ thủy tinh sạch, bỏ các thỏi pin đã qua sử dụng vào lọ để đảm bảo chúng không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, lưu ý để lọ xa tầm với của trẻ em. Mỗi năm một lần, bạn hãy trực tiếp chuyển pin trong lọ cho công nhân thu gom rác thải sinh hoạt.

Đối với những bình ắc quy đã qua sử dụng, hãy tìm chỗ khô ráo, sạch sẽ và xa tầm tay trẻ em để bảo quản tạm thời, rồi ngay lập tức chuyển chúng trực tiếp kèm theo thông báo cho các công nhân thu gom rác thải sinh hoạt.

Bạn hãy cất gọn vào lọ thuỷ tinh hoặc hộp gỗ, đậy nắp lại, tránh tầm tay trẻ em. Khi có một lượng kha khá thì bạn có thể gửi tới những điểm thu gom rác thải điện Ʈử.

Danh sách các điểm thu hồi

Tại Hà Nội:

45 Nghĩa Tân, Cầu Giấy.

17 Trung Yên 3, Trung Hoà, Cầu Giấy.

01 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm.

12-14 Phan Đình Phùng, Quán Thánh, Ba Đình.

09 Thành Công, Ba Đình

Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐH QGHN ( 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, HN). Gọi: 01693642350 (gặp Hoàng)

Tại TP HCM:

MM Mega Market An Phú, Lot B An Khánh, An Phú, Phường An Phú, quận 2.

132 Tôn Thất Thuyết, phường 15, quận 4.

22 Nguyễn Văn Trỗi, phường 17, quận Phú Nhuận.

14 Phan Bội Châu, phường 2, quận Bình Thạnh.

82 Bà Huyện Thanh Quan, phường 9, quận 3.

Bạn có thể vào Facebook của chương trình “Việt Nam tái chế” để biết thêm chi tiết về các hoạt động tái chế.

Theo báo Nhân đạo & Đời sống