Hà Nội chính thức thực hiện chiến dịch ‘giải cứu’ sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản

Theo nhận định từ phía các chuyên gia Nhật bản, việc sử dụng hệ thống máy sục khí công nghệ bio-nano, chỉ sau 3 ngày, mùi ô nhiễm ở sông Tô Lịch sẽ giảm nhiều.

Sáng 16/5, Hà Nội thực hiện triển khai việc xử lý ô nhiễm, làm sạch sông Tô Lịch với công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản.

Nhóm chuyên gia Nhật Bản sử dụng hệ thống thiết bị với tốc độ xử lý nhanh dưới sông Tô Lịch bao gồm máy sục khí công nghệ nano sử dụng vật liệu thiên nhiên. Các chuyên gia Nhật Bản cho biết, chỉ sau 3 ngày, mùi ô nhiễm sẽ giảm nhiều.

Công nghệ Nhật Bản được áp dụng trong chiến dịch giải cứu sông Tô Lịch (Ảnh: VTV.vn)

Hoạt động của máy sục khi Nano sử dụng công nghệ bộ lọc được thiết kế đặc biệt để lấy không khí trức tiếp từ môi trường rồi khuếch tán vào trong môi trường nước dưới dạng các bọt khí kích thước micro/nano.

Sau khi thực hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổng kết, đǻnĥ giá, báo cáo Thủ tướng chính phủ xem xét để quyết định chủ trương.

Trước đó, trong buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào giữa tháng 4 vừa qua, đoàn chuyên gia Nhật Bản về môi trường đã đề xuất tài trợ miễn phí thiết bị công nghệ sinh học bio-nano nhằm hỗ trợ tích cực cho việc xử lý ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam, trong đó sẽ triển khai thí điểm đầu tiên tại sông Tô Lịch, Hà Nội.

Sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 14 km, chảy qua địa phận 6 quận, huyện: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì. Qúa trình đô thị hoá biến sông Tô Lịch trở thành hệ thống tiêu thoát nước chính của Thủ đô.

Tiến sĩ Tadashi Yamamura, Chuyên gia Liên Hiệp Quốc về môi trường, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến thương mại và môi trường Nhật Bản, đại diện nhóm chuyên gia của Nhật Bản cho biết, thiết bị này có tốc độ xử lý siêu nhanh mà chỉ cần 3 ngày sẽ giúp giảm mùi ô nhiễm.

Việc lắp đặt được thực hiện từ sáng nay (Ảnh: báo Tuổi trẻ)

Nhiều nhận định đǻnĥ giá đây là biện pháp chỉ mang tính chất tạm thời. Nguồn ô nhiễm ở sông Tô Lịch vẫn là việc nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp, nên muốn giải quyết triệt để phải xử lý tận gốc nguồn nước thải này.

“Đây mới là đề xuất thử nghiệm nên cần chờ kết quả xem mức độ hiệu quả ra sao, sau đó mới quyết định. Chúng ta vẫn cần phải có giải pháp căn cơ cho việc ô nhiễm ở con sông này”, ông Lê Công Thành cho biết đ nhấn mạnh.

Theo báo Nhân đạo & Đời sống

>