Dịch tả lợn Châu Phi đã “xâm nhập” vào Hòa Bình và Điện Biên

Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục xâm nhập vào hai tỉnh là Điện Biên và Hòa Bình. Kể từ khi phát hiện dịch đến nay, tổng số lợn đã bị tiêu hủy là 6.400 con.

Thông tin từ Chi cục Thú y vùng I (Cục Thú y, Bộ NN&PTNT) cho biết các mẫu bệnh phẩm lấy từ các hộ nghi có dịch tả lợn châu Phi (ASF) ở Hòa Bình và Điện Biên cho kết quả dương tính.

Theo đó, xã Hợp Thanh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là địa phương mới nhất công bố dịch. Một hộ chăn nuôi đã phải tiêu hủy toàn bộ 15 con lợn ngay khi đàn lợn có kết quả dương tính với loại dịch này.

Tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi tại Hòa Bình. Ảnh: Báo Hòa Bình

Sau khi phát hiện có dịch ASF, lực lượng chức năng đã tổ chức chôn, tiêu hủy đàn heo mắc dịch tại xóm Cáp, xã Hợp Thanh theo quy định. Đồng thời địa phương tổ chức phun tiêu độc khử trùng, hạn chế người qua lại khu vực ổ dịch, lập các chốt ngăn ngừa dịch lây lan.

Tại Điện Biên, ngày 5/3, Chi cục Thú y tỉnh Điện Biên cũng xác nhận 4 mẫu lợn tại huyện Tuần Giáo đã cho kết quả xét nghiệm dương tính với dịch bệnh. UBND tỉnh đã khẩn trương chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND huyện, các ngành chức năng có liên quan tiến hành kiểm tra nắm bắt tình hình, đồng thời chỉ đạo các địa phương thực hiện những biện pháp phòng, chống dịch.

Trước đó, ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Hưng Yên khoảng đầu tháng 2. Chưa đầy một tháng, dịch lan ra hơn 330 hộ, 49 xã, 20 huyện thuộc 9 tỉnh, thành phố Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Điện Biên và Hòa Bình.

Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp) thống kê đến hết ngày 6/3, tổng số lợn mắc bệnh và bị tiêu hủy là trên 6.400 con.

Sáng 4/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Tại Hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh: “Chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải chịu trách nhiệm nếu để dịch bùng phát và lây lan diện rộng”.

Để ngăn ngừa dịch lây lan, Thủ tướng khuyến cáo người dân thực hiện “5 không”: Không dấu dịch; khong mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn ₵hḗt; không Ġiḗt mổ tiêu thụ lợn bệnh, lợn ₵hḗt; không vứt lợn ₵hḗt ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.

Theo báo Nhân đạo & Đời sống