Chống dịch mà không phong tỏa – cách tiếp cận chỉ Thụy Điển làm được

Thụy Điển duy trì các mệnh lệnh giãn cách xã hội ở mức vừa phải và tin tưởng người dân hành xử đúng đắn trước dịch bệnh, nhưng không phải nước nào cũng có thể học cách thức này.

Hồi đầu tuần, Chloe Fu đi chạy bộ và nhận thấy thành phố Stockholm vẫn đông đúc, tấp nập. Trong các hàng quán, mọi người ngồi san sát để cùng tận hưởng một ngày nắng ấm. “Đường phố luôn chật kín người như thời chưa dịch”, Fu chia sẻ với The Times.

Tại Quảng trường Medborgarplatsen, người lớn thoải mái dạo quanh các cửa hàng còn trẻ em vô tư nô đùa. Cảnh tượng này thật khác thường trong thời điểm dịch Covid-19 khiến hàng loạt đất nước phải áp dụng lệnh phong toả.

Trái ngược với nhiều quốc gia láng giềng ở châu Âu, Thuỵ Điển chọn cách tiếp cận tương đối nhẹ nhàng để chống lại sự lây lan của virus corona. Chính phủ nước này tin rằng sự tự giác của người dân có thể kiểm soát được dịch bệnh.

Bất chấp sự hoài nghi và tỷ lệ ca nhiễm mới tăng nhanh, Thuỵ Điển vẫn quyết duy trì chiến lược này, vốn được dựa trên niềm tin vào sự ý thức của công chúng.

Niềm tin vào người dân

Tại Thuỵ Điển, trường học, hàng quán vẫn mở cửa trong khi mọi hoạt động kinh doanh tiếp tục được duy trì. Mãi đến hôm 29/3, chính phủ mới thu hẹp phạm vi tụ họp từ 500 xuống 50 người.

Thành phố Stockholm vẫn đông đúc, tấp nập trong thời dịch.

Cách tiếp cận mềm mỏng này từng khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra bình luận “Thuỵ Điển theo đuổi chiến lược miễn dịch cộng đồng. Họ đang phải gánh chịu hậu quả rất tồi tệ”.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Thuỵ Điển Ann Linde phát biểu trên truyền hình rằng Trump “đã sai hoàn toàn” khi nghĩ Thuỵ Điển áp dụng thuyết miễn dịch cộng đồng. Theo bà Linde, chiến lược hiện tại là “không phong toả vì tin tưởng ý thức trách nhiệm của người dân”.

Nhà dịch tễ học Anders Tegnell cũng phản bác Ḉhỉ ŧrícḧ của Tổng thống Trump, đồng thời khẳng định “Thuỵ Điển đang làm rất tốt và sẽ tạo nên nhiều kết quả khả quan. Cho đến nay, hệ thống y tế của chúng tôi xử lý dịch bệnh một cách ấn tượng”.

Trái với nhiều nước láng giềng, Thuỵ Điển tiếp tục tôn trọng quyền tự do cá nhân. Động thái của chính phủ chủ yếu mang tính khuyến nghị chứ không bắt buộc.

Hầu hết hàng quán vẫn mở cửa và hệ thống giáo dục tiếp tục được duy trì. Chính phủ chỉ khuyến khích người dân giữ gìn vệ sinh, tự giác giãn cách xã hội ở nơi công cộng và không nên ra khỏi nhà nếu không có việc cần thiết.

Nhà báo Elisabeth Liden chia sẻ với CNN rằng thành phố Stockholm đã bớt đông đúc: “Tàu điện ngầm chỉ có vài hành khách. Phần lớn người dân đều thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo giãn cách xã hội”.

Cũng theo cô Liden, nhiều người Thuỵ Điển còn không hôn vợ/chồng và từ chối tham gia các bữa tiệc mừng Lễ Phục sinh.

Thuỵ Điển có thể là ngoại lệ duy nhất

Thuỵ Điển có thể là một trường hợp hiếm hoi vượt “bão” Covid-19 mà không cần phong toả. Trên thực tế, nước này những nhiều đặc điểm riêng giúp người dân sẵn sàng hơn trước đại dịch.

Thuỵ Điển có văn hoá đề cao giá trị cá nhân. Hơn 40% hộ dân tại nước này là những người độc thân hoặc gia đình riêng, thay vì gia đình đa thế hệ. Bên cạnh đó, gần một nửa lực lượng lao động Thuỵ Điển thường làm việc từ xa từ trước khi có dịch, theo Forbes.

Cũng có ý kiến cho rằng cách tiếp cận mềm mỏng này dựa trên nền tảng tín nhiệm sâu sắc giữa người dân và chính phủ.

Bài viết của tác giả Holman W. Jenkins trên Wall Street Journal nhận xét “Thuỵ Điển là một xã hội có độ tin cậy cao, nơi chính phủ sử dụng tiền thuế hiệu quả trong khi người dân được hưởng chế độ phúc lợi tốt và nền kinh tế thị trường phát triển”.

Ông Jenkins lập luận rằng người dân Thụy Điển có truyền thống tin tưởng nhau rằng người khác sẽ không lạm dụng các phúc lợi nhận được, công dân tin tưởng chính quyền sử dụng hiệu quả tiền thuế để chi trả cho các dịch vụ như nhà ở, chăm sóc trẻ em và giáo dục.

Đến thời dịch, đặc điểm này cho phép chính phủ Thụy Điển ít áp dụng các biện pháp cưỡng chế, thay vào đó tin tưởng rằng người dân, gồm các doanh nghiệp và khách hàng, sẽ chọn cách hành xử đúng đắn nhất.

Bài viết trên Wall Street Journal cũng cho rằng Mỹ là một xã hội với lòng tin thấp, nhưng đó lại là đặc điểm của một đất nước rộng lớn, đa dạng và “dễ nổi nóng” như nước Mỹ, nơi vận hành dưới thể chế liên bang và có ý thức cao về chủ nghĩa cá nhân. (Dân số của Thụy Điển chỉ tương đương thành phố New York, hơn 2 triệu). Vì thế, không phải nước nào cũng có thể sử dụng cách tiếp cận như Thụy Điển.

Theo giới chuyên gia, thời gian tới sẽ cho thấy Thuỵ Điển có một chiến lược khôn ngoan hay một nước cờ sai lầm đầy ṃạö ḩiểṁ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Tính đến sáng 17/4, Thuỵ Điển ghi nhận 12.540 ca nhiễm virus, với 1.333 trường hợp Ʈử Ѵonǥ.

Sự phản đối từ trong nước

Chiến lược chống dịch của nước này tập trung bảo vệ nhóm người cao tuổi. Chính phủ đã yêu cầu tất cả người dân trên 70 tuổi không được ra ngoài và hạn chế tiếp xúc xã hội. Hôm 1/4, lệnh cấm người dân đến thăm các viện dưỡng lão bắt đầu có hiệu lực.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng động thái chậm trễ và nhẹ tay của chính phủ khiến virus lây lan nhanh trong các cơ sở hưu trí, góp phần làm tỉ lệ Ʈử Ѵonǥ tăng nhanh, CNN dẫn thông tin từ một quan chức chính phủ.

Người dân Thuỵ Điển tụ tập tại Quảng trường Medborgarplatsen.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng không khỏi hoài nghi về cách chống dịch của nước này. Hôm 8/4, WHO nhận định Thuỵ Điển cần khẩn trương “tăng cường các biện pháp nhằm kiểm soát sự lây lan của virus, đồng thời nâng cao hệ thống y tế để đối phó với dịch bệnh”.

Một nghiên cứu của Imperial College London cũng cho thấy tỉ lệ tăng của ca nhiễm và ca Ʈử Ѵonǥ tại Thuỵ Điển cao hơn nhiều quốc gia châu Âu khác, bao gồm những nước đang áp dụng cách chống dịch nghiêm ngặt.

Tính đến cuối tháng 3, có khoảng 2.300 bác sĩ, nhà khoa học và chuyên gia y tế cùng ký đơn kiến nghị yêu cầu chính phủ Thuỵ Điển đưa ra những biện pháp cứng rắn hơn.

“Không có cơ sở khoa học nào cho chiến lược hiện tại”, nhà nghiên cứu Cecilia Soderberg-Naucler của viện Karolinska cũng đã ký vào đơn kiến nghị. “Chúng ta đang thua trong cuộc chiến này, thật kinh khủng”.

Theo một vài chuyên gia, chính phủ còn thiếu minh bạch trong việc công bố các số liệu liên quan đến dịch bệnh khiến giới khoa học gặp nhiều khó khăn để nhận định tình hình.

Nhà dịch tễ học Carina King Ḉhỉ ŧrícḧ giới chức Thuỵ Điển không thực hiện nỗ lực cụ thể nào để truy dấu mầm bệnh hay cách ly người nhiễm bệnh. Cũng theo chuyên gia này, đây chính là giao thức chuẩn để ngăn chặn sự lây lan cục bộ khi dịch bùng phát.

Nguồn: https://zingnews.vn/chong-dich-ma-khong-phong-toa-cach-tiep-can-chi-thuy-dien-lam-duoc-post1073848.html

Chia sẻ