Bé gái 12 tuổi bị gia đình trói đǻnĥ, bêu phạt Ʈrộṃ tiền: Dạy con, đừng xả giận…

Trói con, đǻnĥ đập con rồi viết phạt Ʈrộṃ tiền để bêu riếu con – cách trừng phạt và dạy dỗ này thực là… lợi bất cập hại, nếu không nói rằng phi đạo đức và thiếu nhân văn.

Cuối giờ chiều 29/5 tại nhà ông Nguyễn Văn Chánh (62 tuổi), ở thôn 10, xã Lý Trạch, chị Nguyễn Thị Mai Th. (33 tuổi), con gái ông Chánh, đã dùng dây buộc hai tay của con gái 12 tuổi là N.T.T. vào sau thùng xe ôtô tải loại 2,5 tấn của gia đình. Đặc biệt, trên cửa thùng xe phía ngay vị trí cháu bé bị trói có ghi dòng chữ “phạt Ʈrộṃ tiền”, dưới đất chỗ cháu bé đứng có tấm bìa ghi chữ “phạt Ʈrộṃ”.

Nói về sự vụ, gia đình cho biết, trước đây trong nhà thi thoảng mất tiền, mới đây lại xảy ra. Cháu T. trở thành kẻ tình nghi nên gia đình mang ra đường trói 2 tay và đǻnĥ nạt để cháu sợ lần sau không dám lấy nữa.

Thứ nhất, mỗi đứa trẻ k ḩï ṥinĥ ra đều là một tờ giấy trắng. Tờ giấy đó trở nên thế nào, phần lớn là do sự giáo dục của gia đình, nhà trường từ những ngày chúng bắt đầu biết nhận thức. Nhiều người cứ đổ tội rằng “cha mẹ sinh con trời sinh tính”, tôi thì không nghĩ vậy. Tính là tính nết con người, còn các hành vi, đạo đức xã hội là nhận thức, thói quen, quan điểm sống… được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, sinh sống. Nếu cháu N.T.T ăn Ʈrộṃ tài sản của gia đình thật, thì người đầu tiên có lỗi là người không dạy được cháu.

Thứ hai, nói về cách dạy dỗ, mỗi nhà có một cách giáo dục riêng. Cách đǻnĥ mắng, bêu riếu con cái có lẽ cũng vẫn tồn tại ở một số ít các địa phương. Tuy nhiên, giáo dục kiểu này trong xã hội hiện đại là thứ không nên được chào đón, dù với bất cứ lý do gì.

Suy cho cùng, điều cha mẹ, ông bà mong muốn là con nhận thức được vấn đề và không tái diễn, thậm chí phải trở thành phiên bản tốt hơn của gia đình và của chính mình. Nhưng thưa những bậc phụ huynh cùng quan điểm dạy dỗ với chị Th., đǻnĥ con, bêu riếu con đúng là rất hiệu quả trong việc giúp trẻ nhận ra đó là hành vi xấu, mình đã sai nhưng nó lại để lại những hiệu quả rất ngược. Ví như, vì nghĩ rằng lỗi đó không đến mức bị đǻnĥ mắng, chúng sẽ không phục và trở thành những đứa con khó bảo, khó dạy. Chưa kể trường hợp, đứa trẻ cũng chỉ là ทạท ทhâท và gia đình vì không biết thủ phạm là ai nên đưa chúng ra làm vật “thế thân”.

Trên thực tế, nhiều đứa trẻ từng bị hàm oan như thế. Và hậu quả thì muôn hình vạn trạng. Nhưng đắng cay nhất, với tâm hồn mong manh tuổi mới lớn, có những đứa trẻ đã tự đǻnĥ mất mình trước khi cha mẹ kịp nhận ra…

Roi vọt giờ không thể khiến con trẻ thành người. Hãy nuôi dưỡng chúng bằng tình thương và lí lẽ. Bởi dạy con là cả một hành trình…

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/be-gai-12-tuoi-bi-gia-dinh-troi-danh-beu-phat-trom-tien-day-con-dung-xa-gian-a477358.html

Chia sẻ