17 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch tả lợn châu Phi

Chiều 14/3, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có cuộc họp khẩn với 17 tỉnh, thành phố để tìm giải pháp khống chế và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Chiều 14/3, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có cuộc họp khẩn với 17 tỉnh, thành phố để tìm giải pháp khống chế và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi.

17 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi

Thống kê của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ ngày 1/2-14/3/2019, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại 221 xã, 52 huyện của 17 tỉnh, thành phố, bao gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La và Nghệ An. Tổng số lợn bệnh và tiêu hủy 23.442 con.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp chiều ngày 14/3

Theo Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông, bệnh DTLCP xuất hiện chủ yếu tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học không tốt; chưa xuất hiện DTLCP tại các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Đàn lớn nhất phải tiêu huỷ là 587 con tại Hải Phòng.

Kết quả điều tra ban đầu xác định nguyên nhân chính dẫn đến bệnh DTLCP xuất hiện tại các tỉnh, thành phố cơ bản do một số người chăn nuôi, thương lái chưa nhận thức đầy đủ được tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, cũng như vì lợi ích kinh tế trước mắt nên khi có lợn bệnh, lợn ₵hḗt đã mua bán, vận chuyển, Ġiḗt mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh, ở phạm vi rộng.

Mặt khác, vi rút DTLCP có khả năng tồn tại lâu trong lợn bệnh, các sản phẩm lợn bệnh, trong môi trường và dụng cụ chăn nuôi, trong khi đó, phần lớn hiện nay vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi cao, các hộ chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư và các hộ chăn nuôi này khó hoặc không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Tình trạng sử dụng thực phẩm dư thừa trong chăn nuôi khá phổ biến, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh.

Khống chế chặt chẽ dịch tả lợn châu Phi

Nhấn mạnh những nguy cơ nhãn tiền, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, nếu không quyết liệt, ráo riết trong khống chế thì bệnh dịch sẽ lây lan nhanh, ảnh hưởng lớn tới ngành hàng chăn nuôi lợn. Giải pháp cấp thiết hiện nay, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường là các tỉnh, TP cần rà soát lại tổng thể các giải pháp khống chế dịch phù hợp với tình hình, thực tế điều kiện tại địa phương. Trong đó, chú trọng triển khai, thực hiện tốt các giải pháp an toàn sinh học.

Tính đến thời điểm này, dịch tả lợn châu Phi đã lây lan ra 17 tỉnh, TP khác trên cả nước.

“Nếu sử dụng vôi bột, rắc 1 năm vài ba lần cho các khu chăn nuôi thì không chỉ ngăn ngừa dịch bệnh được cho lợn, mà còn phòng bệnh tốt cho các loại gia súc, gia cầm khác” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Hoan nghênh nhiều tỉnh, thành phố , dù chỉ có 1 con lợn bị ₵hḗt, nhưng cũng phát hiện sớm và tiêu huỷ kịp thời, Bộ trưởng đề nghị các địa phương cần tiếp tục tập trung quản lý chặt chẽ đàn lợn trên địa bàn để kịp thời có phương án ứng phó khi phát hiện bệnh dịch. Tổ chức phòng ngừa, kiểm soát chặt chẽ nguy cơ lây lan dịch tả lợn, nhất là tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán. Đồng thời, giám sát chặt việc vận chuyển lợn qua lại các tỉnh, TP.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh các địa phương cần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền. Không chỉ để người chăn nuôi chung tay thực hiện “5 không”, sớm khống chế và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn lây lan, mà còn để người tiêu dùng cả nước không “quay lưng” với thịt lợn, ảnh hưởng tới ngành chăn nuôi lợn.

Theo báo Nhân đạo & Đời sống