Nghị lực phi thường của cô nữ sinh có người mẹ khờ, lớn lên không biết mặt cha: Đạt học bổng 2,2 tỷ của trường Tây

Cô gái 18 tuổi xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ bị tâm thần và không biết mặt bố nhưng cô nàng vẫn nỗ lực vươn lên. Ông ngoại đặt tên là Thường với hy vọng cháu gái bình thường, không bị tâm thần giống mẹ

Nguyễn Thị Thường, sinh năm 2002, ở Hà Nội khiến nhiều người nể phục bởi thành tích học tập đáng gườm và xuất sắc nhận được học bổng nước ngoài trị giá 2,2 tỷ.

Được biết, cô bé hiếu học này có hoàn cảnh gia đình vô cùng đặc biệt bởi ngay từ lúc lọt lòng đã không biết mặt cha. Thậm chí, ngay chính mẹ của Thường không biết người đàn ông nào đã gieo vào mình một đứa con vì tâm chí bà không bình thường.

Xếp tập vở lên chiếc giá sách bong tróc từng mảng gỗ đặt nơi góc tường, Thường rảo bước về phía cổng. “Mẹ ơi”, tiếng gọi cất lên giữa đêm tối.

Không nghe thấy tiếng đáp lại, cô gái đi vòng qua nhà người hàng xóm rồi đến trước cổng đình, chạy ngược lên cánh đồng đầu làng, trên bờ đê mẹ cô đang ngồi thơ thẩn. Nhiều năm qua, việc tìm mẹ mỗi ngày không còn xa lạ với cô.

Cô bé không ngừng phấn Ɖấυ trong học tập với mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai.

Nhà ngoại của Thường có 3 chị em gái, mẹ cô bé và một người bác của Thường không may mắc bệnh tâm thần, chỉ có duy nhất người bác cả là khỏe mạnh, minh mẫn. Đó cũng chính là người mẹ thứ hai của em, người đã nuôi dạy Thường suốt 18 năm qua.

Trong gian nhà chỉ vỏn vẹn 20m2 không có cả nhà vệ sinh, Thường đã lớn lên và bập bẹ những chữ đầu tiên trong đời. Năm 4 tuổi, em thấy những giấy mời họp của bác trong nhà và mang ra tô chữ lên đó. “Mừng quá, mày không giống mẹ mày cháu ạ!”, bác của Thường thốt lên.

Nguyễn Thị Thường nhận được học bổng trị giá 2,2 tỷ đồng cho 4 năm đại học sắp tới.

Khi mang thаі thường, nhà nghèo chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc giường gỗ cũ tróc sơn. Hàng xóm tặc lưỡi bảo:

“Thân nó còn chẳng nuôi nổi nữa là thêm đứa trẻ”, bà Linh đưa em gái lên trạm xá với ý định bỏ cái thаі. Tại đây, gặp người họ hàng khuyên: “Nhà nhiều người tâm thần, cố giữ đứa trẻ sau này còn đỡ đần lúc tuổi già”. Bà Linh lại vuốt nước mắt, quay xe đưa em về.

Thấy cháu gái ham mê với việc học, bà Linh – người bác của Thường mỗi ngày đi chợ bán rau đều cho em đi theo để vào hiệu sách đọc ké. Biết được hoàn cảnh của Thường, chủ tiệm không những không đuổi mà còn để yên cho em đọc những quyển sách hạt giống tâm hồn. Ở nhà, cô bé viết chi chít chữ hay hình vẽ lên những cánh cửa.

Hồi học lớp 6, Thường bị một người bạn сʜế ɡіễυ: “Đồ không có cha!”. Câu nói ấy khiến em vô cùng suy nghĩ, về nhà ôm gối khóc nấc vì tủi hờn. Thế nhưng, một ngày nọ khi nhìn thấy người bác của mình tảo tần sớm hôm để nuôi cả nhà, Thường chợt lấy lại tinh thần và viết vào cánh cửa trong nhà dòng chữ:“Hãy cười lên”. Kể từ đó, cô bé nghị lực này luôn bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu và nỗ lực phấn đấυ trong học tập.

Nhờ ý chí kiên cường, suốt bốn năm cấp hai, Thường luôn đạt thành giải Olympic Toán của huyện Thạch Thất. Đến năm lớp 9, em đạt giải Nhì môn Văn cấp thành phố và được xét tặng học sinh ưu tú của Thủ đô. Dù không có điều kiện đi học thêm như các bạn, nhưng Thường luôn cố gắng mày mò tự học trong sách vở, rồi học thêm tiếng Anh từ chiếc máy tính do quỹ học bổng tặng.

Năm lớp 11, Thường tham gia một buổi tranh biện tại trường với chủ đề “Phụ пữ có nên phá thаі hay không?”. Lần đó, em đạt giải Nhì và khiến nhiều người rớm lệ khi chia sẻ: “Em nghĩ đến bản thân mình, nếu bác không cho cơ hội sống thì em đã không có mặt ở đây ngày hôm nay”.

Một năm trước, Thường biết tới Đại học Fulbright Việt Nam. Cô gái 18 tuổi đã quay lại quá trình tự gói bánh chưng và kể lại câu chuyện cuộc đời gắn liền với chiếc bánh bác làm bằng tiếng Anh, gửi đến hội đồng tuyển sinh. “Chiếc bánh này có ý nghĩa rất lớn vì nó gói ghém tình yêu và sự hy sinh của bác – người mẹ thứ hai của tôi – trong đó”, Thường diễn giải.

Đầu tháng 6/2020, biết tin cháu gái nhận được hỗ trợ tài chính trị giá 2,2 tỷ đồng trong 4 năm đại học, bà Linh chạy khắp xóm khoe: “Cái Thường được học trường Tây”, trong khi mẹ đẻ chỉ hềnh hệch cười khi biết con gái được đi học miễn phí.

Có mẹ bị tâm thần, cô bé lớn lên trong sự nuôi dạy của bác cả.

Dưới cái nắng oi ả tháng 7, Thường mở chiếc hộp đựng giấy báo đỗ đại học lấy chiếc huy hiệu của nhà trường lau đi lau lại sạch bóng. Trong bốn năm tới, cô gái 18 tuổi quyết định chọn ngành tâm lý để trở thành nhà xã hội học, tốt nghiệp sẽ trở về quỹ Khát Vọng giúp đỡ những trẻ bất hạnh khác.

“Giờ em có thể tự tin đứng trước bác và mọi người nói rằng, quyết định giữ lại em 18 năm trước là một việc làm đúng đắn”, Thường nói, khóe mắt ánh lên niềm tự hào.

Như vậy, có thể thấy rằng không ai có quyền chọn nơi mình sinh ra nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ đời mình.

Nguồn: http://webtintuc.com/nghi-luc-cua-nu-sinh-co-nguoi-me-ngo-nghech-lon-len-khong-biet-mat-cha-dat-hoc-bong-22-ty-266295.html

Chia sẻ