Đại biểu Quốc hội đề xuất thiến hóa học với những kẻ xâm hại ṱìnḧ ḋụç trẻ em

Phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cho rằng, áp dụng hình phạt thiến hóa học có thể giảm ít nhất 50% các vụ xâm hại ṱìnḧ ḋụç trẻ em.

Hôm nay (27/5), Quốc hội hội dành trọn 1 ngày để bàn về những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Theo báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội, gia đình vốn được xem là môi trường an toàn nhất với trẻ em, song vừa qua xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em ngay tại gia đình.

Qua giám sát tại một số địa phương, đối tượng xâm hại trẻ em là người ruột thịt, người thân và người quen biết với trẻ có xu hướng gia tăng như tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 97,29%; tỉnh Phú Thọ 97%; tỉnh Cà Mau 95,9%… Đáng lưu ý, có những địa phương có vụ bố đẻ xâm hại con ruột, bố dượng xâm hại con riêng của vợ, ông nội xâm hại cháu gái… Có trường hợp xâm hại ṱìnḧ ḋụç dẫn đến trẻ mang thai, sinh con. Có trường hợp Ġiḗt con mang tính chất dã man, mất nhân tính.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương

Từ điểm cầu Quảng Bình, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nói về thực trạng đáng buồn hiện nay: “Chúng ta không ngờ được các đối tượng xâm hại trẻ em phần lớn lại là người thân quen thậm chí là bố mẹ ruột, với những thủ đoạn dã man, lợi dụng sự ngây thơ non nớt, của trẻ em để phạm tội. Có tội phạm lặp đi lặp lại nhiều lần, là ông nội, cha ruột xâm hại bé gái và dọa Ġiḗt cháu nếu nói sự thật. Nhiều cháu gái ở chung cư lại bị đối tượng 70 tuổi xâm hại. Đầu năm đến nay, dư luận lại ḃứç xǘc về sự việc cháu bé 4 tháng tuổi bị bố mẹ đẻ ḅäo hànĥ đến mức gãy 2 chân, xuất huyết não. Đáng buồn thay, xã hội lại phải chứng kiến những vụ việc thầy cô giáo đǻnĥ đập trẻ em với hành vi dã man tàn khốc, thời gian kéo dài”.

ĐBQH đoàn Quảng Bình cho biết hiện đang thiếu vắng cơ chế hiệu quả khiến chúng ta không khỏi hồ nghi rằng: “Liệu có còn bao nhiêu trẻ đang kêu cứu trong tuyệt vọng mà không được hồi đáp? Bao nhiêu kẻ thù ác tiếp tục phạm tội vì pháp luật chưa đủ răn đe?”.

Đại biểu cho rằng, nhiều quy định pháp luật chưa rõ ràng như tội ấų ḓâṃ, chưa có phòng xử án riêng. Nhiều vụ việc bị gia đình giấu. Nhiều vụ việc để lại hậu quả nghiêm trọng như trẻ tự Ʈử, trẻ tự làm hại mình. Xã hội cần vào cuộc quyết liệt để bảo vệ, tạo hành lang pháp lý vững mạnh, tiếp nhận thông tin từ trẻ em, gia đình, công khai danh tính kẻ xâm hại, bảo đảm an toàn cao cho trẻ em.

Từ thực trang đó, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đề xuất một số giải pháp tập trung như sau: Chính phủ và các cơ quan liên quan cần làm tốt công tác tuyên truyền và tăng cường hiệu lực của pháp luật trong thực tế. Nghiên cứu và trình Quốc hội hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tăng và bổ sung hình phạt các tội danh liên quan đến xâm hại trẻ em. Mở rộng hình thức phạt như thiến hóa học; nâng mức xử phạt hành chính, lao động công ích; công khai danh tính kẻ xâm hại, ghi vào hồ sơ lý lịch để răn đe kẻ xâm hại, chống xu hướng tái phạm, đảm bảo an toàn cho trẻ em.

Riêng về hình thức thiến hóa học, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cho biết hình thức này đã được nhiều nước thực hiện.

“Tôi cho rằng nếu đưa hình thức xử phạt này vào sẽ giảm ít nhất 50% các vụ xâm hại ṱìnḧ ḋụç” – ĐBQH đoàn Quảng Bình nhấn mạnh.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cũng nhấn mạnh cần quan tâm đến vấn đề tổn thương đến sức khỏe và tâm lý của những trẻ em bị xâm hại. Trong quá trình lấy lời khai của trẻ bị xâm hại, cần phải có sự có mặt của bác sỹ tâm lý, người giám hộ. Báo chí khi thông tin cần phải bảo mật hình ảnh và tên tuổi để tránh làm ảnh hưởng đến tương lai của những trẻ bị xâm hại.

Bên cạnh đó, cần phải tập huấn cho đội ngũ điều tra, kiểm sát, xét xử kỹ năng khi làm việc với trẻ em. Thống nhất trong quan điểm không đưa ra lý do biện hộ cho hành vi xâm hại đến trẻ em do ทạท ทhâท ăn mặc hở hang, rượu xe. Đề nghị bổ sung trong luật giám định tư pháp trong trưng cầu giám định tư pháp về xâm hại trẻ em là loại hình đặc biệt cần phải hết sức quan tâm.

Thiến hóa học là gì?

Theo TS.BS Trần Bá Thoại, Ủy viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam, thiến hóa học không loại bỏ các cơ quan tuyến sinh dục như thiến kinh điển mà là cách thiến thông qua thuốc ức chế ṱìnḧ ḋụç (anaphrodisiac drugs) để giảm ham muốn, giảm hoạt động ṱìnḧ ḋụç.

Trong y học, thiến hóa học được sử dụng phổ biến để điều trị các loại ung thư phụ thuộc hormone (hormone-dependent cancer), như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư nội mạc Ʈử cung, ung thư vú, u xơ Ʈử cung… Hiện nay, nhiều quốc gia dùng thiến hóa học làm hình phạt cho những kẻ phạm tội ṱìnḧ ḋụç, hoặc để giảm án ngồi tù.

Ưu điểm lớn nhất của thiến hóa học là khả năng hồi phục sinh dục khi ngừng điều trị (reversible when treatment is discontinued). Khác hẳn với thiến Ƥɦẫᴜ ϯɦuậϯ kinh điển, phạm nhân tội danh xâm hại ṱìnḧ ḋụç sau khi mãn án có khả năng sinh và ṱìnḧ ḋụç gần như trở lại bình thường như trước.

Cũng như thiến Ƥɦẫᴜ ϯɦuậϯ, thiến hóa học cũng có một số tác dụng phụ, không mong muốn như hỏa bốc, bất lực, liệt dương, vú lớn, loãng xương, teo cơ, tăng trọng, thay đổi tính tình….

Hơn nữa, vì khá nhiều thuốc hóa chất dùng trong thiến hóa học cũng được dùng điều trị các bệnh ung bướu như ung thư tiền liệt, ung thư nội mạc Ʈử cung, ung thư vú, u xơ Ʈử cung, dậy thì sớm…nên người được áp dụng cũng cần lưu ý thêm những tác dụng không mong muốn của các thuốc này.

Nhiều nguyên nhân, yếu tố thúc đẩy việc cấu thành tội phạm ṱìnḧ ḋụç, đặc biệt là tình trạng ham muốn ṱìnḧ ḋụç quá mức. Do đó, thiến hóa học để giảm nồng độ testosterone vừa là hình phạt và cũng là liệu pháp điều trị cho phạm nhân loại này. Hiện nay, biện pháp thiến hóa học bắt buộc đối với tội phạm ṱìnḧ ḋụç, đặc biệt ấų ḓâṃ, đã được hợp pháp hóa tại nhiều nước như Anh, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Israel, Kazakhstan, Na Uy, Thụy Điển và Mỹ…

Nguồn: VTV24h

Chia sẻ