Vụ nữ sinh bị bạn đ.ánh, l.ột đ.ồ: Cô giáo chủ nhiệm phủ nhận thông tin cấm học sinh nói ra sự việc

Nhà trường hướng dẫn các em xóa clip vì cho rằng điều này ảnh hưởng không tốt đến tâm lý em nữ sinh bị đ.á.n.h, cô giáo chủ nhiệm nói.

Liên quan đến vụ việc nữ sinh N.T.H.Y (học sinh lớp 9A Trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, Hưng Yên) bị 5 bạn cùng lớp đǻnĥ, l.ột qu.ần áo và quay clip tung lên mạng đang gây b.ức x.úc trong dư luận những ngày gần đây, trong sáng 31.3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác của Bộ GDĐT đã trực tiếp xuống làm việc với lãnh đạo tỉnh Hưng Yên để chỉ đạo, xử lý vụ việc trên.

Ngôi trường nơi xảy ra vụ việc

Theo báo Lao động đưa tin, trước thông tin cho rằng đã bắt các học sinh trong lớp không được nói sự việc em H.Y bị đǻnĥ hội đồng, lột quần áo ra ngoài, cô Hoa Thị Trang – giáo viên chủ nhiệm lớp 9A Trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, Hưng Yên khẳng định những thông tin này hoàn toàn sai sự thật.

“Sự việc đáng tiếc này xảy ra khi tôi không có mặt ở trường và cũng ngoài giờ học của nhà trường. Sau đấy lãnh đạo nhà trường cũng có hướng dẫn các em học sinh nên xóa clip này đi (clip nữ sinh H.Y bị đǻnĥ, lột quần áo – PV) vì nó ảnh hưởng không tốt đến bạn.

Tôi có nhắc các em học sinh nếu bạn H.Y đi học thì các em cứ giữ tinh thần là hỏi thăm, động viên bạn, khích lệ bạn và ra trò chuyện với bạn”, cô Hoa Thị Trang – Giáo viên chủ nhiệm lớp nữ sinh H.Y cho biết.

“Trẻ con không ai xui được, các cháu có quyền nói suy nghĩ của các cháu”, cô T. nói.

Cô T. cho biết, nhà trường hướng dẫn các em xóa các clip vì sợ nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến Y. Việc này cũng là để tránh những ánh nhìn, lời nói, cử chỉ làm ảnh hưởng tinh thần của cả lớp cũng như tinh thần của Y.

Cô cũng gọi Y. đến hỏi chuyện vì sao không thông báo cho cô, thì em nói do sợ. Y. cũng không dám nói với phụ huynh, vì “phụ huynh không hỏi nên em không trả lời”. Y. được nhận xét là học sinh khá nhút nhát, rụt rè.

Cũng theo cô Trang, ngay khi phát hiện và nhận thấy mức độ nghiêm trọng của sự việc, cô đã kịp thời báo cáo lên lãnh đạo nhà trường nhờ sự chỉ đạo của ban giám hiệu. Cô Trang nhận thấy mình đã làm đúng trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm.

Cô giáo chủ nhiệm Hoa Thị Trang. Ảnh báo Lao động

Theo báo Tiền Phong đưa tin, ngoài ra cô T. cho biết, trong số 5 học sinh đǻnĥ bạn thì có hai em được chuyển từ nơi khác đến, hai em từ lớp khác sang. Các em có biểu hiện nghịch ngợm theo lứa tuổi học sinh. Điều này theo cô T. là không tránh khỏi vì lứa tuổi của các em tâm lý diễn biến rất phức tạp, thay đổi theo từng ngày.

Cô T. cũng thường xuyên quan sát các em, phối, kết hợp với gia đình để nhắc nhở các em để các em nhận thức được hướng đi đúng đắn. “Trong năm học vừa qua tôi nhận thấy trách nhiệm của mình rất lớn vì đây là năm cuối cấp. Tôi thường xuyên theo sát sự học hành và việc thực hiện nề nếp của các em”, cô T. nói.

“Sự việc xảy ra một phần là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, một phần là của gia đình. Vì gia đình cũng phải kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục các em ở nhà. Đối với em H.Y thì tôi cũng đã đến gia đình để thăm hỏi, để em lấy lại bình tĩnh, đến trường đi học”, cô Hoa Thị Trang cho hay.

Trao đổi với báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Doanh (xã Phù Ủng, huyện Ân Thi) – chú của nữ sinh bị đǻnĥ hội đồng cho biết cháu mình bị đǻnĥ từ hôm 22.3 nhưng không kể gì với gia đình.

Phải đến ngày 23.3, nhà trường mới phát hiện ra sự việc và gọi gia đình ông cùng 5 học sinh có liên quan đến làm bản tường trình và kiểm điểm. Theo ông Doanh, khi ông yêu cầu nhà trường cho gia đình xem video cháu Y bị 5 bạn đǻnĥ hội đồng thì nhà trường từ chối và nói rằng video bị mờ nên đã xóa đi, không có chuyện phát tán video trên mạng.

Tuy nhiên, chỉ sau đó 1 ngày, video ghi lại vụ việc đã lan truyền trên mạng, gia đình đã vô cùng ḃứç xǘc khi chứng kiến cảnh tượng cháu Y bị h ã an và cho rằng nhà trường đã che giấu sự việc. Ngay sau đó, gia đình đã trình báo sự việc lên Công an xã Phù Ủng.

Theo báo Nhân đao & Đời sống